Có thể bạn viết nhiều nhưng lại luôn thấy rằng từ ngữ trong bài viết được dùng một cách vụng về. Hoặc có thể bài viết của bạn đơn điệu và không gây ấn tượng gì. Nếu bạn đang băn khoăn xem làm thế nào để viết một bài thật nổi bật thì đây là những bí quyết đơn giản bạn nên biết.
1. Viết theo cách của bạn
Hãy luôn viết theo cách mà bạn cảm thấy tự nhiên nhất. Việc so sánh văn phong của bạn với người khác sẽ làm bạn cảm thấy thất vọng với bản thân, và kết quả là bạn không thể khám phá được lối hành văn của riêng bạn.
Hãy tìm ra một cách viết tự nhiên nhất và bắt đầu viết.
2. Viết bài và sau đó soát lại
Khi viết bài, đừng quá bận tâm tới việc soát lỗi, bởi việc này sẽ làm bạn xao nhãng và đôi khi quên mất thông điệp mà bạn muốn truyền tải trong bài viết.
Việc đọc lại và sửa lỗi sai rất quan trọng nhưng còn quan trọng hơn khi bạn viết ra được những ý tưởng khi chúng vẫn còn mới mẻ trong đầu.
3. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của động từ và tính từ.
Cách bạn sử dụng động từ và tính từ có thể biến một bài viết đơn điệu thành thú vị và ngược lại. Động từ và tính từ thổi hồn sống cho câu văn và biến những câu văn đơn giản thành những tuyên bố đầy sức mạnh và có sự cuốn hút.
Tuy nhiên, nếu được sử dụng quá mức, động từ và tính từ có thể làm cho bài văn của bạn trở nên nặng nề và phản tác dụng.
4. Soát lại bài.
Sau khi hoàn thành bài viết, hãy đọc và “biên tập” lại. Đây là lúc sửa ngữ pháp, các lỗi in ấn, đánh máy, liên kết các đoạn văn và giúp bài văn trở thành một “tác phẩm” hoàn chỉnh.
1. Viết theo cách của bạn
Hãy luôn viết theo cách mà bạn cảm thấy tự nhiên nhất. Việc so sánh văn phong của bạn với người khác sẽ làm bạn cảm thấy thất vọng với bản thân, và kết quả là bạn không thể khám phá được lối hành văn của riêng bạn.
Hãy tìm ra một cách viết tự nhiên nhất và bắt đầu viết.
2. Viết bài và sau đó soát lại
Khi viết bài, đừng quá bận tâm tới việc soát lỗi, bởi việc này sẽ làm bạn xao nhãng và đôi khi quên mất thông điệp mà bạn muốn truyền tải trong bài viết.
Việc đọc lại và sửa lỗi sai rất quan trọng nhưng còn quan trọng hơn khi bạn viết ra được những ý tưởng khi chúng vẫn còn mới mẻ trong đầu.
3. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của động từ và tính từ.
Cách bạn sử dụng động từ và tính từ có thể biến một bài viết đơn điệu thành thú vị và ngược lại. Động từ và tính từ thổi hồn sống cho câu văn và biến những câu văn đơn giản thành những tuyên bố đầy sức mạnh và có sự cuốn hút.
Tuy nhiên, nếu được sử dụng quá mức, động từ và tính từ có thể làm cho bài văn của bạn trở nên nặng nề và phản tác dụng.
4. Soát lại bài.
Sau khi hoàn thành bài viết, hãy đọc và “biên tập” lại. Đây là lúc sửa ngữ pháp, các lỗi in ấn, đánh máy, liên kết các đoạn văn và giúp bài văn trở thành một “tác phẩm” hoàn chỉnh.