Nhắc tới Tiếu Ngạo Giang Hồ,ta có thể thấy có một dấu ấn của Tiêu Dao phái trong tác phẩm này,đó là khúc đàn Tiêu Tương Dạ Vũ.
Tiêu Tương Dạ Vũ - Có nghĩa là Đêm mưa trên bến Tiêu Tương.Được sáng tác bởi Mạc Đại Tiên Sinh,chưởng môn phái Hành Sơn trong tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ.Người giang hồ miêu tả ông như sau: Ông là một ông lão,ngoài 60 râu tóc bạc phơ.Luôn xuất hiện với bộ dạng của một kẻ ăn mày nét mặt đau khô,tay cầm cây hồ cầm,bên trong cây hồ cầm là một thanh mỏng được giấu cẩn thận.Ông là người giỏi âm nhạc lẫn kiếm pháp.
Mạc Đại tiên sinh lần đầu tiên xuất hiện trong phần đầu của Tiếu ngạo giang hồ khi Lâm Bình Chi trên đường tìm cha mẹ ngồi ở quán rượu trong thành Hành Dương nghe mọi người bàn tán về việc Lưu Chính Phong ngày mai quy ẩn giang hồ. Đám đông trong quán trọ bàn tán về mối bất hòa giữa Lưu Chính Phong, sư đệ của Mạc Đại và Mạc Đại tiên sinh. Người ta đồn rằng Mạc Đại ghen tức với sư đệ mình là Lưu Chính Phong-tác giả của bản Tiếu ngạo giang hồ vì tài nghệ kiếm thuật kém hơn sư đệ mình. Lưu Chính Phong nổi danh với 36 đường Hồi phong lạc nhạn kiếm, một kiếm rút ra lia đứt đầu 3 con nhạn lớn. Đúng lúc đó, một ông lão ăn mày gầy gò xuất hiện, tay cầm chiếc hồ cầm đi qua chửi những kẻ bàn tán là nói càn, chỉ thoáng thấy tay lia chiếc dao cầm rồi đi khuất. Khi ông ta đi khỏi, trên bàn lăn lóc 7 chiếc chén trà bị kiếm chém đứt. Qua tiếng đàn thấp thoáng để lại, người ta nhận ra đó chính là Mạc Đại tiên sinh với khúc Tiêu tương dạ vũ bi thương, với danh hiệu Cầm trung tàng kiếm, kiếm phát cầm thanh có nghĩa là Trong đàn giấu kiếm, kiếm phát tiếng đàn. Điều này chứng tỏ những lời đồn về việc ông ghen tị với sư đệ của mình do kém về kiếm thuật là hoàn toàn bịa đặt.
Trở lại với khúc Tiêu Tương Dạ Vũ đây là một khúc đàn mang đầy nỗi bi ai,u sầu.Khác với khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ mang đầy âm hướng hùng tráng ,phiêu lãng và tự tại.Cũng vì đó mà gây nên sự bất đồng quan điểm giữa Mạc Đại và Lưu Chính Phong.
Qua giai thoại về Tiêu Tương Dạ Vũ trên chúng ta lại biết được nguồn gốc của một chiêu thức nữa của Tiêu Dao.
Categories:
Kiếm đạo,
Nghiên cứu