Khi tuyển dụng nhân sự, Nhà tuyển dụng nhận được rất nhiều hồ sơ, điều quan trọng là phải làm sao để bộ hồ sơ của bạn lọt vào tầm ngắm của họ. Các chuyên gia tuyển dụng có kinh nghiệm đã đưa ra các yếu tố tạo cấu thành một bộ hồ sơ xin việc có chất lượng.

Hồ sơ phải thể hiện sự tôn trọng người xem

Các hồ sơ xin việc bị loại thì có đến 50% số hồ sơ bị Nhà tuyển dụng loại chỉ trong 2 giây. Điều đó được quyết định bởi thái độ nghiêm túc của bạn. Chỉ cần nhìn qua hồ sơ họ biết được thái độ mong muốn phần công việc này của bạn đến mức nào. Nếu hồ sơ thiếu thông tin hay thông tin sơ sài, trình bày hồ sơ cẩu thả, nhiều hình khối lệch lạc hoặc font chữ khác nhau, giọng văn hoàn toàn là văn nói, cộng thêm bức ảnh thiếu thiện cảm hay sự thiếu lôgic giữa các thông tin, thậm chí bạn bày tỏ ý muốn làm bất cứ việc gì miễn là được làm việc thì lập tức hồ sơ của bạn sẽ bị bỏ qua.

Chuyên gia kiến nghị: Khi viết một hồ sơ, bạn nên chọn nơi yên tĩnh và tạo bộ khung, cấu trúc sáng sủa cho hồ sơ của mình. Bạn muốn làm công việc như thế nào? Lợi thế của bạn là gì? Bạn có kế hoạch phát triển ra sao? Không nên bắt đầu bằng việc điền đầy các thông tin kinh nghiệm kín hồ sơ. Hãy để nhà tuyển dụng hiểu bạn qua khát vọng và mong muốn của bạn. Điều bạn cần làm là tư duy, chọn lọc. Hãy để nhà tuyển dụng cảm nhận được thái độ cẩn trọng và nghiêm túc.

Hồ sơ xin việc phải tập trung nhấn mạnh kỹ năng

Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp còn thiếu kinh nghiệm thực tế, trong trường hợp này bạn cần nhấn mạnh chuyên môn hay những kỹ năng phẩm chất mà bạn cho là thế mạnh.

Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí vận hành và bảo dưỡng hệ thống, hãy cho thấy thế mạnh nổi bật trong chuyên môn, bạn sử dụng thành thạo các loại máy móc nào, kỹ năng xử lý, và vận hành theo login như thế nào, đã từng nhận được giải thưởng hay chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực này hay chưa… Người tuyển dụng thông qua sự mô tả sẽ hiểu được tình hình học tập lý thuyết chuyên nghiệp của bạn. Nếu bạn chỉ đưa ra các môn trong khóa học hoặc giải thích sự hiểu biết của bạn về nghề nghiệp có nghĩa bạn chưa truyền tải được bất cứ thông tin gì hữu dụng cho nhà tuyển dụng.

Hồ sơ thể hiện bạn giàu kinh nghiệm thực tiễn không chỉ qua công việc hay công ty đã làm

Nếu bạn đã có kinh nghiệm thực tập và các hoạt động xã hội khác thì bạn đang có lợi thế rất lớn, nhưng vẫn chưa đủ. Bạn đưa ra đơn vị thực tập hãy làm việc và mô tả sơ bộ công việc làm không giúp ích cho nhà tuyển dụng biết được rốt cuộc bạn đã làm và học được những gì, bạn có thu hoạch hay kinh nghiệm nào không? Chỉ viết ra sự mô tả vô hình chung sự sẽ không nhận được sự chú ý của Nhà tuyển dụng.

Bạn không có cơ hội thực tập, nhưng bạn từng tham gia làm tình nguyện hay tham gia các hoạt động tại trường học, kinh nghiệm dạy kèm… hãy cho đó là kinh nghiệm mà bạn có. Nhà tuyển dụng cần người biết làm việc chứ không phải đã làm việc.

Hồ sơ giúp bạn nói với Nhà tuyển dụng là bạn có định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Nhiều người tìm việc đã đưa ra những việc không hề liên quan đến công việc nhà tuyển dụng đưa ra. Nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức loại bỏ các hồ sơ này vì lý do không thực sự tìm hiểu công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra hoặc chưa xác định rõ ràng công việc mình muốn làm, họ tin rằng một ứng cử viên không biết mình đang muốn ứng tuyển công việc gì hoặc không biết thế mạnh bản thân ở đâu thì khó có thể phân công công việc. Họ cũng sẽ dè chừng với ứng viên cho rằng mình có thể làm mọi việc nhưng thực tế thì làm việc gì cũng không tốt.

Kinh nghiệm đào tạo giúp bạn "nói" rõ hơn mục tiêu nghề nghiệp của bạn

Nhiều ứng cử viên đã bỏ qua mục này. Nhà tuyển dụng không quan tâm việc bạn thực sự tham gia bao nhiêu khóa bồi dưỡng hay đào tạo kinh nghiệm, cái họ muốn biết là liệu bạn có tích cực theo đuổi nghề nghiệp hay không. Đưa ra bất cứ chứng chỉ đào tạo nào mà bạn có kết hợp cùng mục tiêu nghề nghiệp, một lớp bồi dưỡng có tính mục tiêu với nghề nghiệp rất có thể sẽ tạo cơ hội cho bạn phát triển công việc về sau.

Tự đánh giá bản thân là kết luận mà Nhà tuyển dụng cần ở bạn

Một bản tự đánh giá bản thân tương tự như: tên tôi là… đến từ... từ nhỏ có thói quen… tính cách hướng nội, kỹ năng giao tiếp thân thiện, nhiệt tình, có trách nhiệm… cho thấy sự đánh giá quá chủ quan và không thuyết phục, hơn nữa mối tương quan với vị trí mục tiêu không cao.

Nhà tuyển dụng hy vọng thông qua việc tự đánh giá có thể biết được sự nắm bắt của bạn về nghề nghiệp, mức độ hiểu biết về bản thân và liệu bạn có những phẩm chất thích hợp. Việc tự đánh giá khả năng phù hợp với công việc, cho thấy năng lực chuyên môn, thể hiện sự tự tin sẽ giúp bạn nâng cao điểm số với người tuyển dụng.

Categories:

Leave a Reply