Người nộp hồ sơ xin việc thì nhiều, nhưng làm sao bạn có thể gây ấn tượng hoặc tìm cách để Nhà tuyển dụng cho bạn cơ hội được thể hiện nhiều hơn? Viết thư email sau khi nộp hồ sơ tuyển dụng là một trong những bước quan trọng giúp bạn có thể trở thành một trong số ít người được gọi vào vòng phỏng vấn.

Người nộp hồ sơ xin việc thì nhiều, nhưng làm sao bạn có thể gây ấn tượng hoặc tìm cách để Nhà tuyển dụng cho bạn cơ hội được thể hiện nhiều hơn? Viết thư email sau khi nộp hồ sơ tuyển dụng là một trong những bước quan trọng giúp bạn có thể trở thành một trong số ít người được gọi vào vòng phỏng vấn.
thư xin việc
, email xin việc
, kinh nghiệm xin việc làm

Nhà tuyển dụng đôi khi trở nên "bão hòa" hoặc "giảm sự tập trung" khi có nhiều ứng viên nộp hồ sơ. Chính vì thế bạn cần có một bước đi, một nỗ lực nhằm làm lôi kéo sự chú ý của Nhà tuyển dụng để tạo lợi thế cho minh sơ với những ứng viên khác. Thư email bạn gửi sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển chứng tỏ với Nhà tuyển dụng rằng bạn thực sự thiện chí với công việc đó.

Bạn có thể viết một lá thư "xin việc kế tiếp" với những mẹo nhỏ sau:

- Bạn nên đợi ít nhất khoảng 4-5 ngày sau khi nộp hồ sơ mới viết thư kế tiếp. Nhà tuyển dụng cần thời gian để đọc tất cả các hồ sơ và không muốn tất cả các thông tin đến vào thời điểm đó có đều có thể là sự “làm phiền” hoặc được xếp chung vào những hồ sơ hiện tại.

- Thư của bạn có thể là email hoặc là thư tay. Nếu bạn gửi thư tay qua đường bưu điện hãy sử dụng một những màu giấy nhã nhặn như trắng, xám... Bạn có thể dùng một kích thước to hơn những kích cỡ bình thường để tạo ra sự khác biệt với số còn lại.

- Thư "xin việc kế tiếp" không nên quá dài dòng và đừng giống thư xin việc, chỉ nên viết ngắn gọn nhưng nhấn mạnh vào những điểm quan trọng. Bạn nên đưa vào lá thư đó cảm ơn sự chú ý của Nhà tuyển dụng đã xem xét hồ sơ của bạn. Lá thư đó cần đảm bảo rằng các thông tin liên lạc của bạn thật đầy đủ rõ ràng và hãy thể hiện rằng nếu cần làm rõ hơn những gì trong đã có trong hồ sơ xin việc, Nhà tuyển dụng có thể liên hệ ngay với bạn với thông tin liên lạc có trong thư.

- Nếu là thư email, bạn nên đính kèm một bản copy nữa của hồ sơ để giúp Nhà tuyển dụng có thể nhận ra bạn dễ dàng hơn mà không cần tìm cụ thể bạn là ai trong đống hồ sơ xin việc kia.

- Dù là thư qua đường bưu điện hay thư điện tử bạn cũng nên đề rõ tiêu đề của bức thư, nhấn mạnh đến tên và vị trí bạn ứng tuyển. Nếu không nêu rõ, Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ đó là thư rác và sẽ loại ngay đi sau khi nhận được để tránh mất thời gian hoặc tránh bị nhiễm virus vào máy tính.

- Bạn có thể gọi điện thoại sau đó đến Công ty và gặp người quản lý, xử lý trực tiếp để họ thấy được sự kiên trì của bạn với vị trí này.

Viết thư "kế tiếp" sau khi nộp hồ sơ xin việc là một cách "làm tươi" lại hồ sơ của bạn để được Nhà tuyển dụng chú ý hơn. Về cơ bản các hồ sơ gửi đến ứng tuyển sẽ không lệch nhau nhiều. Nhưng ai tạo được chú ý trong mắt nhà tuyển dụng thì khả năng được nhận vào làm việc cao hơn rất nhiều.

Categories:

Leave a Reply