Các bác sỹ cho biết lễ, Tết là dịp có số người bị ngộ độc thực phẩm nhiều nhất trong năm do vi khuẩn và hóa chất bảo quản. Để tránh xảy ra tình trạng ngộ độc, người tiêu dùng nên chủ động biết cách chọn những thực phẩm an toàn bảo vệ sức khỏe cho gia đình.Mứt Tết
Giống như mọi năm, thị trường bánh mứt tết vào thời điểm này đã sôi động. Tại các chợ đầu mối cũng như các chợ lẻ khác đều tràn ngập bánh mứt tết. Trong đó mặt hàng mứt với đủ màu sắc tươi sáng từ trắng bạch cho đến đỏ, vàng, tím, xanh... Phần lớn đều thuộc dạng hàng tự do, không có nhãn hiệu.
Đặc biệt nguồn hàng từ Trung Quốc chiếm khá nhiều, không chỉ có nhiều loại mứt mà còn có bánh kẹo với bao bì bắt bắt nhưng phần lớn đều không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng (nếu có cũng in lem nhem giống như in thêm hoặc sửa chữa).
Theo giới chuyên môn, khi chọn mua bánh mứt nên chọn loại có bao bì với nhãn hiệu, địa chỉ rõ ràng cũng như giấy chứng nhận của ngành chức năng. Chọn mứt được làm bằng phương pháp đơn giản, màu sắc tự nhiên.
Bánh mứt có màu sắc tươi sáng là do sử dụng màu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh về ung thư, rối loạn tiêu hóa, thần kinh.
Hạt dưa
Để phân biệt hạt dưa nhuộm màu công nghiệp hay không, bằng mắt thường khó có thể phân biệt được mà phải làm các xét nghiệm tìm độc tố. Tuy nhiên, có thể nhận biết những loại hạt dưa sử dụng chất Rhodamine để nhuộm thường có màu đỏ sẫm sặc sỡ, nhìn như sơn, khi cho vào miệng không bị phai màu trong miệng. Còn phẩm màu thực phẩm thường có màu sắc tự nhiên, màu nhạt, hạt không đều màu và rất dễ phai khi tiếp xúc với nước.
Khi chọn hạt dưa, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy hạt phát sáng thì có nhiễm chất Rhodamine B. Người tiêu dùng không nên tham hạt có màu sắc hấp dẫn, lóng lánh. Nên thử trước khi mua bằng cách cho cả hạt vào miệng để ngấm nước bọt rồi cho vào lòng bàn tay xoa xem có bị phai màu không. Vì phẩm màu tự nhiên khi cho vào nước sẽ phai màu ngay.
Hạt dưa là loại hạt có nhiều tinh dầu nên dễ gây nấm, mốc. Khi hạt dưa bị nấm, mốc sẽ xuất hiện các chất như Aflatoxin, ozchatoxin. Các chất này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc gây bệnh ung thư. Khi ăn với hàm lượng lớn sẽ bị nôn mửa ngay và gây ngộ độc trường diễn khi sử dụng lâu dài.
Người tiêu dùng không nên chọn hạt bị mốc ngay cả hạt hướng dương, hạt bí, đỗ, ngô... Khi chọn nên chọn hạt chắc, có mùi tự nhiên của hạt, không chọn loại màu đẹp mắt. Khi chọn cũng nên thử hương và vị của hạt có mùi mốc không bằng cách lấy hạt nhai thử rồi thở qua mũi để biết cả hương và vị có bị mốc không.
Rượu
Uống rượu là nét văn hóa có từ lâu đời của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tết là thời điểm nhiều rượu bia trên được tiêu thụ lớn nhất trong năm. Và đây cũng là thời điểm gia tăng tình trạng ngộ độc do uống phải rượu bia giả, kém chất lượng.
Các loại rượu giả thường có mùi đặc trưng và khá giống với rượu thật nhưng thành phần trong đó có cả các chất như chì, axit xitric cao, thậm chí cả chất furfurol… nguy hiểm cho sức khỏe và gây ra các bệnh như; tim mạch, ung thư, mất trí nhớ, dị tật thai nhi.
Trước khi mua rượu, người tiêu dùng nên kiểm tra tem, nhãn và nắp chai (nhãn mác giả thì không có độ sắc nét và không có ánh kim như nhãn mác chính hãng); các thương hiệu uy tín thường công bố độ tuổi của rượu bằng các con số in lớn như 12, 18, 25… trên nhãn mác để khẳng định giá trị sản phẩm; kiểm tra nút bi tại cổ chai, bởi đây là loại chai chỉ có thể rót ra chứ không đổ từ bên ngoài vào được.
Đặc biệt, khi mở chai rượu ra, nếu thấy có mùi xốc của cồn tức là rượu đó có hàm lượng cồn cao. Người uống cần lắc nhẹ ly để kiểm tra độ bám của rượu ở thành ly. Những loại rượu lâu năm và thật thường tỏa ra mùi vị đặc trưng và rượu có độ đặc sánh, khi lắc sẽ còn bám nhẹ trên thành ly.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, loại rượu gây ngộ độc nhiều nhất là rượu có nồng độ methanol và ethyl glycol cao, do dân tự nấu, tự pha chế. Hai chất hóa học độc hại này thường dùng trong công nghiệp như chế biến sơn, đánh bóng đồ gỗ... Điều quan trọng là người dân cần có biện pháp phòng ngừa, không ngâm rượu vào trong các bình thiếc. Đồng thời, phải phát hiện sớm bệnh nhân bị ngộ độc để đưa đi cấp cứu kịp thời, khi đó chất độc chưa ngấm sâu vào cơ thể nên các biện pháp điều trị sẽ phát huy tối đa tác dụng.
Dấu hiệu đầu tiên khi bị ngộ độc chì cấp tính là người bệnh bị nôn ọe, bụng đau dữ dội, miệng có mùi của kim loại. Những người bị nặng do uống nhiều rượu có lượng chì cao có thể bị tổn thương gan, gan sưng to, mê sảng, giật mình, huyết áp tăng cao.
Bánh kẹo nhập ngoại
Hiện nay, nhiều sản phẩm bánh ngoại nhập khẩu có xuất xứ không rõ ràng thường tiềm ẩn hiện tượng trộn bánh đã hết hạn sử dụng, hoặc trộn bánh kém chất lượng (giá trị dinh dưỡng thấp) không tương xứng với bao bì mẫu mã.
Trước tình trạng trên, lời khuyên của các chuyên gia thị trường là hãy chọn sản phẩm chất lượng của những thương hiệu uy tín. Người tiêu dùng không nên vì giá rẻ hay chuộng “mác” ngoại mà mua bánh kẹo ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu chọn giỏ quà gói sẵn để biếu, người tiêu dùng cũng nên cẩn trọng, xem kỹ cơ cấu sản phẩm được gói bên trong, tránh mua nhầm hàng ngoại kém chất lượng.
Categories:
Sức khỏe
Cám ơn nhiều về thông tin hữ ích này. Rượu , bánh kẹo, hạt dưa là những món không thể thiếu trong những ngày tết.
"-----------------------------------------------
Ms.Diệp - Công ty Bảo Vệ Thái Sơn Việt Nam
Xin giới thiệu cùng a/c về dịch vụ bảo vệ trông giữ nhà ngày tết .Tks"
Click xem chi tiết Dịch vụ bảo vệ trông giữ nhà ngày tết tại TPHCM hoặc Dich vu bao ve trong giu nha ngay tet tại TPHCM